Một kỹ sư người Mỹ sáng chế ra một vật liệu composite thông minh có thể cảm nhận có các vết rạn nứt khi chúng xuất hiện trên máy bay và sau đó “hàn” các vết nứt này.
Vật liệu composite sợi carbon này do kỹ sư Nikhil Koratkar thuộc Viện nghiên cứu Bách khoa Rensselaer tại Troy, New York tạo ra. Kết quả các cuộc thử nghiệm cho thấy vật liệu này có khả năng “tự xóa” các vết nứt trong vài giây khi các vết nứt xuất hiện. Vật liệu sẽ nóng lên rồi làm chảy ra một loại bột đặc biệt khi xuất hiện vết nứt. Chất bột nóng này lấp vết nứt và khi nguội đi nó rắn trở lại, bảo đảm duy trì được ít nhất một nửa độ bền của vật liệu ban đầu.
Tạp khí khoa học New Scientist hôm qua đưa tin, loại vật liệu này có thể được sử dụng cho các thế hệ mới của máy bay có thân làm bằng vật liệu carbon.
(Theo Theo Tân Hoa xã)
Composite ứng dụng trong sản xuất máy bay.
Tính chất cơ bản và cần thiết nhất của vật liệu mà phần lớn các sản phẩm cơ khí, chế tạo máy đòi hỏi là tính chịu nén, kéo, chịu ăn mòn và nhẹ. Qua nghiên cứu, người ta đã tìm được phức hợp vật liệu gồm sợi các bon chịu kéo và keo silicát chịu nén có thể bổ trợ cho nhau, cả hai cùng nhẹ và không bị ăn mòn hoá học.
Trộn hai vật liệu này với nhau theo một tỷ lệ nhất định, gia nhiệt rồi ép vào khuôn dưới áp suất cao là ta có được vật liệu composite với hình dạng theo ý muốn, không cần phải luyện, tôi, phay, tiện… như với các sản phẩm kim loại khác.
Composite rất nhẹ, chỉ bằng 40% so với nhôm nếu cùng thể tích. Nhờ ưu điểm này, gần đây, vật liệu composite đã được sử dụng để thay thế kim loại trong các sản phẩm của ngành cơ khí, chế tạo máy, đóng xuồng... Người ta có thể phủ lên mặt composite một lớp nhũ có ánh kim để tạo cảm giác giống kim loại.